LG V20 vẫn là phablet tốt nhất hiện nay

LG V20 Có cấu hình mạnh mẽ cùng nhiều tính năng hiện đại và độc đáo, được LG thiết kế tập trung vào hình ảnh và âm thanh, LG V20 “tỏa sáng rực rỡ” nhất khi sử dụng để giải trí.
danh-gia-lg-v20.png
Thiết kế LG V20
LG V20 Là smartphone cao cấp nhất của LG trong năm 2016, LG V20 được xếp trên một bậc so với G5. Kiểu dáng của V20 gần như một chiếc V10 kết hợp với G5. Cụ thể, V20 kế thừa từ V10 các ưu điểm như màn hình lớn, pin rời, camera kép và khung kim loại, nhưng nó cũng mảnh dẻ và thời trang hơn theo phong cách của G5.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 2
Ở phía trước, LG V20 trông cân đối hơn hẳn so với V10 nhờ hai cạnh trên và dưới màn hình kích thước bằng nhau, đỉnh và đáy máy vát phẳng thay vì cong nhẹ. Nằm ở chính giữa là màn hình với kích thước lên tới 5,7 inch, các cạnh bên của nó ẩn hoàn toàn sau tấm kính bảo vệ Gorilla Glass 4 tạo cảm giác như một smartphone không viền màn hình khi tắt máy. Chưa hết, cả camera trước cùng các cảm biến ánh sáng và tiệm cận cũng đều nằm bên dưới mặt kính này, ngay cạnh màn hình phụ đặc trưng của LG V series.
Giải pháp thiết kế này khiến cạnh trên của máy được tối giản khi chỉ chứa loa thoại, không “rối” như V10.
Thay vì 2 camera trước như V10, LG V20 được trang bị cụm camera kép phía sau tương tự G5. Cụm 2 ống kính cùng đèn flash và cảm biến laser của V20 đều được đặt trong một khu vực nhô lên, tuy nhiên vùng này phân tách với mặt lưng bằng một đường viền chrome đơn giản và tinh tế chứ không như G5. Nằm ngay bên dưới cụm camera là cảm biến vân tay phẳng và đồng màu với mặt lưng. Tùy từng thị trường, V20 có thể mang lô-gô nhà mạng, biểu tượng của hãng âm thanh Bang & Olufsen hoặc để trống, nhưng dòng chữ “V20” luôn nằm ở dưới cùng.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 3
Với việc bố trí nút nguồn kèm cảm biến vân tay ở phía sau, LG V20 chỉ còn 2 nút âm lượng ở cạnh trái, trong khi cạnh phải chỉ có duy nhất nút mở nắp lưng. Ở trên đỉnh máy là vị trí của mắt hồng ngoại nhỏ cùng micro thu âm phụ, các cổng kết nối và loa ngoài của V20 được đặt ở bên dưới. Đi theo trào lưu chung, V20 được trang bị cổng USB-C, nhưng LG đã không bỏ đi cổng cắm tai nghe 3,5mm như nhiều hãng khác. LG đã giữ lại cổng kết nối tai nghe thông dụng nhất này trên V20 để phục vụ các audiophile.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 4
LG V20 không thay đổi kích thước so với V10. Dù chỉ có trọng lượng 173g – nhẹ hơn một chút so với V10, nhưng V20 vẫn là một chiếc phablet lớn. Sở hữu kích thước 159,7 x 78,1 x 7,7mm, mọi chiều kích của V20 đều lớn hơn iPhone 7 Plus – vốn là một smartphone “khổng lồ”. Đây là một nhược điểm khó tránh đối với loại phablet màn hình từ 5,7 inch trở lên, chưa kể các viền cạnh màn hình của V20 còn khá dày và vẫn phải dành chỗ cho màn hình phụ. Sự thiếu gọn gàng này cũng là một điểm yếu của V20 khi so sánh với Galaxy Note 7 có cùng cỡ màn hình 5,7 inch.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 5

Về chất lượng hoàn thiện, do sở hữu nắp lưng rời nên V20 vẫn chưa tạo được cảm giác chắc chắn 100% như cấu trúc nguyên khối, dù cho LG đã rất cố gắng để tạo ấn tượng liền mạch cho sản phẩm. Dù sao, so với những smartphone pin rời khác V20 vẫn chắc chắn hơn rất nhiều, đạt chuẩn chống va đập MIL-STD-810G của quân đội Mỹ. Để vượt qua tiêu chuẩn khắt khe này, LG đã sử dụng loại nhựa tổng hợp độ bền cao siloxane-polycarbonate ở hai đỉnh trên và dưới. Thêm vào đó, bộ khung và nắp lưng của V20 được làm từ nhôm AL-6013 – vật liệu cao cấp và chống ăn mòn tốt phổ biến trong công nghiệp hàng không. Quan trọng hơn, cảm giác cao cấp của kim loại đã được “phô bày” hoàn toàn trên V20, chứ không bị “đụt” như G5. Với thiết kế đẹp mắt cùng chất lượng vật liệu và hoàn thiện tốt, khi cầm trên tay, V20 tạo được cảm giác tương xứng với mức giá của nó.

Màn hình LG V20
Kế thừa thế hệ LG V10, LG V20 cũng có 2 màn hình ở phía trước. Trong đó, màn hình chính 5,7 inch của máy có độ phân giải Quad HD (1.440 x 2.560 pixel). Với mật độ điểm ảnh đạt tới 513ppi, độ sắc nét và chi tiết của màn hình V20 là “không phải bàn cãi”. Sử dụng tấm nền IPS LCD với bảng màu RGB, những màu sắc được thể hiện trên màn hình của V20 rất cân bằng và tự nhiên với công nghệ Quantum Display. Với độ sáng màn hình khá cao, V20 có khả năng hiển thị nội dung cực tốt trong mọi bối cảnh ánh sáng, kể cả dưới trời nắng.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 6
Trên thực tế, màn hình phụ phía trên của LG V20 không hoàn toàn độc lập. Chính xác hơn, nó là một phần nhỏ của panel màn hình chính nhưng có khả năng làm việc riêng. Cũng giống như trên V10, màn hình phụ này luôn bật, người dùng chỉ cần liếc qua là đọc được các thông báo và ghi chú. LG đã cài đặt tới 7 trang tiện ích khác nhau và chuyển qua lại bằng cách vuốt trái/phải. Trên đó có thể cài đặt các nút bật/tắt chức năng, đặt 5 ứng dụng và danh bạ truy cập thường xuyên. Màn hình này cũng đóng vai trò thanh công cụ điều khiển ở một số ứng dụng, chẳng hạn như cụm nút chơi nhạc khi màn hình chính tắt hay nút chức năng ở ứng dụng camera.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 7

Tất nhiên là mức độ hữu dụng của màn hình này phụ thuộc vào chủ máy, về bản chất nó gần như lặp lại các tính năng truy cập nhanh trên dòng điện thoại Android. Nhưng vì V20 có nút nguồn đặt ở phía sau nên tính năng màn hình phụ luôn bật sẽ giúp đọc thông báo hay sử dụng ngay các chức năng gán sẵn mà không cần phải nhấc máy lên.

Camera LG V20
Giống như G5, LG V20 sở hữu tới 2 camera phía sau. Trong đó, một chiếc có cảm biến 1/2,6 inch với độ phân giải 16MP kèm ống kính khẩu độ f/1.8, chiếc còn lại sử dụng cảm biến 8MP cỡ 1/3,2 inch và ống kính góc rộng f/2.4. Hỗ trợ cho cụm camera kép này là đèn flash LED và cảm biến lấy nét laser. Với 2 camera, V20 có thể chuyển góc thu hình từ 75 độ thành 135 độ. Việc chuyển qua lại giữa 2 camera được thực hiện bằng cách dùng 2 ngón tay thu nhỏ/phóng to, hoặc dùng nút ảo trên màn hình cả khi chụp ảnh lẫn quay phim.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 8
Trong đa số trường hợp LG V20, người dùng sẽ chụp bằng camera chính 16MP. Camera 8MP sẽ hữu dụng khi chụp toàn cảnh hoặc muốn thu nhận nhiều đối tượng vào khung hình trong không gian hẹp. Với ống kính góc rộng và độ phân giải chỉ còn một nửa, ảnh chụp từ camera phụ phía sau sẽ bị méo ở phần rìa và độ chi tiết kém hơn camera chính. Ứng dụng chụp ảnh gốc của LG chưa có khả năng tự nhận biết đối tượng cần chụp để chuyển giữa 2 camera, thao tác này phải làm thủ công và dựa trên kinh nghiệm nhiếp ảnh. Ngoài ra, V20 cũng mất khoảng 1 giây để chuyển giữa 2 camera, dễ bị lỡ những khoảnh khắc thoáng qua. Chính vì vậy, tốt nhất là để máy mặc định sử dụng camera chính và chỉ tự chuyển sang camera phụ khi cần thiết.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 9
Trong phần lớn trường hợp, ảnh chụp bằng LG V20 có chất lượng khá tốt. Với điều kiện đủ sáng, ảnh có độ chi tiết cao và màu sắc tươi sáng, trung thực. Khả năng chụp thiếu sáng của máy cũng rất khá nhờ khẩu độ ống kính f/1.8 và thuật toán xử lý (ở chế độ chụp tự động – Auto) kiểm soát hiệu quả hiện tượng nhiễu hạt, cho ảnh sáng mịn và giữ lại được tương đối đủ chi tiết. Thậm chí camera chính của LG V20 còn bắt nét được chủ thể ngay cả khi ánh sáng rất yếu, dù lúc này hệ thống xử lý đã “chấp nhận” nhiễu hạt và mất chi tiết.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 10
Tuy nhiên, LG V20 vẫn chưa thể khắc phục triệt để nhược điểm của các flagship LG khi chế độ Auto vẫn hoạt động theo kiểu khá “hên xui”. Trong một số trường hợp, V20 đo sáng không được chính xác và đặc biệt là hay cố gắng làm nét (sharpening) quá mức, khiến ảnh trông hơi “dại”. Dường như LG đã không tích hợp thuật toán xử lý nào ở chế độ chụp thủ công. Nếu cài đặt tất cả thông số chụp trùng với một shot Auto, trong cùng một bối cảnh, ảnh thu được từ chế độ Manual sẽ luôn nhiễu hạt hơn hẳn, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 11
Mặc dù vậy, những người thích tự do sáng tạo bằng camera phone sẽ hài lòng với khả năng tùy biến của chế độ Manual trên LG V20. Có thể nói V20 sở hữu chế độ Manual “mở” nhất so với đa số smartphone hiện hành, máy cho phép điều chỉnh đầy đủ các thông số như cân bằng trắng, lấy nét, tốc độ màn trập… trong một giao diện trực quan và thân thiện. Ở chế độ này, V20 thậm chí còn có tính năng Focus Peaking cho phép hiển thị các điểm được lấy nét trên màn hình, giúp người chụp nhận biết những đối tượng đang được focus. Đây là một tính năng khá phổ biến trên các dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless) chuyên nghiệp. Người dùng cũng được tự do điều chỉnh các thông số ở chế độ Manual khi quay video.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 12
Khi quay video, khả năng chống rung cũng là một điểm sáng của LG V20. Theo LG, dù đã có nhiều flagship sử dụng chip Snapdragon 820, nhưng V20 là thiết bị đầu tiên sử dụng công nghệ chống rung được Qualcomm tích hợp sẵn trên con chip này. Steady Record 2.0 là tên của công nghệ chống rung điện tử dựa vào cảm biến con quay hồi chuyển tích hợp sẵn trên máy. Chưa dừng lại ở đó, camera của V20 cũng vốn có hệ thống chống rung quang học, giúp video được ghi rất mượt.
LG V20 Nhờ có 3 micro thu âm, V20 không chỉ có chất lượng âm thanh xuất sắc mà còn có khả năng điều chỉnh để ưu tiên thu nguồn âm ở phía trước (đối tượng được quay) hay sau camera (bình luận của người quay). Tuy nhiên, tính năng ổn định video của V20 cũng có hạn chế khi Steady Record 2.0 chỉ có thể hoạt động với ngưỡng phân giải 1080p @ 30fps. Ngoài ra, khi quay video 1080p @ 60fps ở chế độ Manual, hình ảnh cũng hơi giật khi người dùng chỉnh tay các thông số.
Không giống như V10, V20 chỉ được trang bị 1 camera 5MP với khẩu độ f/1.9 ở phía trước. Tuy nhiên, hệ thống này đã đảm nhiệm tốt công việc của 2 camera trên V10 bởi nó có khả năng điều chỉnh giữa 2 góc thu hình 83° và 120°. Ảnh chụp bằng camera trước của V20 có độ chi tiết khá và LG cũng tích hợp sẵn tính năng làm mịn da giúp những bức ảnh chân dung trở nên đẹp và ảo hơn.
Âm thanh LG V20
Điểm vượt trội của LG V20 so với các flagship khác là chất lượng âm thanh, máy được tích hợp sẵn bộ xử lý âm thanh Quad DAC ESS9218 mới nhất của ESS Technologies, thêm vào đó là những hỗ trợ quý báu của B&O về tinh chỉnh âm thanh. Với khả năng chơi file âm thanh ở chất lượng tối đa 24-bit/192kHz và hỗ trợ sẵn các chuẩn không nén (lossless) như FLAC hay ALAC, LG V20 có thể trình diễn “ngon lành” các bộ sưu tập nhạc của những audiophile khó tính. Với chip Quad DAC, LG hứa hẹn rằng chất lượng âm thanh của V20 sẽ cực kỳ xuất sắc với độ nhiễu tối thiểu. Trong quá trình thử nghiệm, không cần là chuyên gia âm thanh người nghe vẫn dễ dàng nhận ra những bản nhạc đã trở nên rõ ràng hơn, âm thanh nhạc cụ tách bạch và ít nhiễu hơn qua những file chất lượng cao FLAC. Thậm chí, máy còn có thể thẩm định năng lực của cặp tai nghe đang kết nối để điều chỉnh âm thanh đầu ra cho phù hợp.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 13
Dù chỉ có một loa ngoài nhưng LG V20 vẫn có âm lượng lấn át các smartphone trang bị loa kép của đối thủ, đủ để nghe rõ trong một quán cafe ngoài trời ồn ào. Chất lượng âm thanh loa ngoài của V20 cũng không có gì phải phàn nàn, máy chơi nhạc tách bạch, rõ ràng và không bị vỡ tiếng ngay cả khi trình diễn những track dance hay trap vốn rất “vượng” tiếng bass.
Cũng giống như khi quay video, nhờ có 3 mic thu cùng ứng dụng ghi âm tích hợp rất tốt, V20 có khả năng ghi âm xuất sắc so với một chiếc điện thoại. Với khả năng ghi âm lượng lên tới 132dB – tương đương tiếng máy bay phản lực cất cánh, khả năng ghi âm của V20 cực kỳ hữu hiệu khi cần thu lại những liveshow âm nhạc, buổi phỏng vấn hay các cuộc hội thoại trong môi trường ồn ào.
Phần cứng LG V20
LG V20 cấu hình thuộc dạng “tiêu chuẩn” của những flagship Android nửa đầu năm 2016, đó là chip Qualcomm MSM8996 Snapdragon 820 lõi tứ (2 x 2.15GHz Kryo và 2 x 1.6GHz Kryo) kèm GPU Adreno 530, RAM 4GB. Những audiophile và người có nhu cầu lưu trữ file dung lượng cao cũng sẽ hài lòng với bộ nhớ trong 64GB và khe thẻ nhớ MicroSD hỗ trợ 256GB. Với cấu hình này, LG V20 đã vượt xa V10 (Snapdragon 808) và đạt hiệu năng tương đương nhóm smartphone dẫn đầu thị trường. Trong điều kiện sử dụng bình thường, tình trạng giật, lag hoàn toàn không xảy ra. Máy cũng dễ dàng “chiến” tốt những game có đồ họa nặng nhất và hoàn toàn không gặp vấn đề với tính năng đa nhiệm chia đôi màn hình mới trên hệ điều hành Android 7 Nougat.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 14
LG V20 So với những smartphone mới ra sử dụng chip Snapdragon 821 (xung nhịp lớn hơn một chút), V20 chậm hơn, nhưng sự khác biệt này không thể nhận ra qua trải nghiệm thực tế mà chỉ lộ ra khi so sánh trực tiếp hoặc chấm điểm bằng các ứng dụng benchmark. Theo đó, V20 đạt 148.478 điểm trong bài kiểm tra tổng thể của Antutu – thuộc top 10 điện thoại nhanh nhất. Với ứng dụng Geekbench, máy nhận được 1.587 điểm hiệu năng đơn nhân và 3.600 điểm đa nhân.

Cùng với cấu hình mạnh mẽ, LG V20 cũng được trang bị đầy đủ các kết nối như Wi-Fi a/b/g/n/ac, Bluetooth 4.2 và cả cổng hồng ngoại. Máy cũng hỗ trợ modem 4G LTE chuẩn Cat.12 với tốc độ download tối đa danh định 600Mbps và upload 150Mbps. Đặc biệt, V20 còn là mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới hỗ trợ chuẩn LTE AWS-3 mới nhất sẽ chỉ có mặt lần đầu ở một vài đô thị hiện đại vào năm sau. Dù không có nhiều ý nghĩa trong hiện tại – đặc biệt là ở Việt Nam – nhưng những kết nối được tích hợp sẵn cho V20 cũng sẽ giúp nó không bị lạc hậu trong vài năm nữa.

Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 15
Phần mềm LG V20
Khi ra mắt, LG V20 là smartphone đầu tiên trên thế giới được cài đặt sẵn phiên bản hệ điều hành Android 7.0 Nougat từ nhà máy. Tính đến nay cũng chỉ có 2 chiếc smartphone “chính chủ” Google là Pixel và Pixel XL được cài bản Android mới hơn 7.1. LG cũng hứa rằng họ sẽ thường xuyên cập nhật các phiên bản Android mới cho V20 sau này. Dù dựa trên nền Android 7.0, nhưng như thường lệ, V20 được cài bộ giao diện riêng của LG với tên gọi UX và thuộc phiên bản mới nhất 5.0+.
Với UX 5.0+, LG V20 đã đơn giản hóa giao diện, khiến trải nghiệm sử dụng gần với Android gốc hơn. Các menu cài đặt cũng như trung tâm thông báo trông rất “sạch sẽ” với nền trắng, chữ đen và dễ điều hướng, trong khi toàn bộ những ứng dụng đã cài đều được đưa ra ngoài màn hình chính. Máy cho phép lựa chọn khay ứng dụng (app drawer) như phiên bản UX 4.0 trước đây. Số ứng dụng ngoài tích hợp sẵn cũng chỉ ở mức tối thiểu và phần lớn là hữu ích như ghi âm chất lượng cao hay điều khiển tivi. Tuy nhiên, các máy do nhà mạng phân phối sẽ có số ứng dụng “rác” vô ích nhiều hơn. Chạy trên phiên bản Android 7.0 mới nhất, V20 cũng hỗ trợ tính năng đa nhiệm chia màn hình, bên cạnh hệ thống đa cửa sổ QSlide của LG hỗ trợ một số ứng dụng như tin nhắn, điện thoại và trình chơi video.
Thời lượng pin LG V20
LG V20 Với viên pin có thể tháo rời, người dùng có thể thay pin cho V20 bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng khiến dung lượng pin bị thấp hơn so với các smartphone cùng cỡ gắn pin liền. Có dung lượng 3.200mAh, pin của V20 lớn hơn G5 và cũng không đến mức quá nhỏ. Tuy nhiên, có vài smartphone nhỏ hơn V20 như Galaxy S7 Edge vẫn có pin dung lượng lớn hơn hẳn (3.600mAh) nhờ kết cấu nguyên khối.
Đánh giá LG V20: phablet toàn năng giá hợp lý ảnh 16
Mặc dù đã chạy trên nền tảng Android 7.0 mới nhất với chế độ tiết kiệm pin Doze và tích hợp nhiều cải tiến hiệu năng khác, nhưng thời lượng pin của LG V20 vẫn chỉ đạt mức trung bình, do phải “nuôi” cấu hình mạnh và màn hình vừa lớn vừa sáng. Trong điều kiện sử dụng bình thường với 3G tắt, Wi-fi luôn bật, chủ yếu sử dụng các tác vụ như nghe gọi – nhắn tin – lướt web và on screen khoảng 4 tiếng, V20 trụ được khoảng 17-18 tiếng. Nếu như dùng với cường độ nặng hơn các tác vụ như lướt web, mạng xã hội hay camera… con số này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15 tiếng. Khi thử phát liên tục một bộ phim chuẩn HD 720p với phụ đề rời ở định dạng file MKV bằng ứng dụng MX Player, độ sáng màn hình 75% và âm lượng loa ngoài 50%, V20 chỉ chạy được khoảng hơn 10 giờ trước khi cạn kiệt hoàn toàn. Với công nghệ sạc nhanh Quick Charge 3.0 của Qualcomm, thời gian sạc của V20 được rút ngắn đáng kể.

Bình luận về bài viết này