Sony Xperia XA cũ giá chưa đến 4 triệu

Sony Xperia XA cũ sẽ chính thức bán ra tại Việt Nam vào ngày mai (27/6) với mức giá 4 đồng.

sony-xperia-xa-cu

Hai trong số các smartphone thuộc dòng sản phẩm mới là Xperia X và Sony Xperia XA cũ của Sony đã được giới thiệu tại Việt Nam. Với mức giá gần 14 triệu đồng, không nhiều người dùng tỏ ra mặn mà với Xperia X. Do đó, sự quan tâm được hướng tới chiếc Xperia XA có giá bán gần 7 triệu đồng đầy tiềm năng.

Sony Xperia XA cũ cấu hình tầm trung nhưng thiết kế cao cấp, pin hẻo, camera trung bình

Phải công nhận, điểm đáng khen của Sony trong năm nay đó là đã biết chăm chút hơn cho thiết kế của dòng Xperia X series mới. Nếu như cách đây vài năm, các máy tầm trung của Sony thường sử dụng chất liệu nhựa, thiết kế còn nhiều điểm trừ, thì trong năm nay, tất cả các máy đã lên đời kim loại nguyên khối.

Ở đây cần nhấn mạnh, Sony chỉ trau chuốt hơn, chứ không đổi mới nhiều về ngôn ngữ thiết kế. Bởi chỉ nhìn lướt qua bộ đôi smartphone Sony Xperia XA cũ hay Xperia X mới, người ta có thể nhận ra ngay: “À, đây đích thị là điện thoại Sony, tôi chắc là như vậy, nhìn thiết kế như thế, không Sony thì chẳng có ai làm”.

Tất nhiên, nước cờ của Sony với dòng Xperia X luôn có 2 mặt. Mặt hại, sự bảo thủ của Sony sẽ khiến người dùng cảm thấy nhàm chán, vì cứ mãi chờ đợi vào điều đó gì thực sự đột phá – đúng nghĩa “nhân tố X”. Mặt lợi, sự chăm chút từ Sony giúp Sony Xperia XA cũ có được thiết kế hoàn thiện hơn các máy tầm trung hiện tại.

Bạn phải công nhận với tôi một điều rằng, không phải cái gì mới quá cũng tốt. Ở Sony Xperia XA cũ, ngôn ngữ thiết kế của smartphone này không hề mới, nhưng tôi lại thấy được nhiều chi tiết làm hoàn thiện hơn. Nghĩa là khi cầm trên tay Xperia XA, chúng ta vẫn thấy được chất Sony, cũng đồng thời cảm nhận được sự thay đổi.

Đập vào mắt chúng ta, đầu tiên là ngoại hình Sony Xperia XA cũ rất thon gọn. Không phủ nhận, tôi là người có hơi hướng hoài cổ, nên tôi thích ngay thiết kế Xperia XA từ những lần chạm đầu tiên. Cảm giác chạm vào khối kim loại gắn mác Sony rất mát tay, cứng cáp, chắc chắn, hoàn toàn không có kẽ hở.

Thêm nữa, vì tôi yêu thích smartphone có màn hình khoảng 5 inch, nên Sony Xperia XA cũ cho trải nghiệm rất đã. Cái “đã” ở đây có nghĩa bạn hoàn toàn cầm gọn chiếc smartphone này trong lòng bàn tay, không trơn trượt, không cấn tay, không có cảm giác phải với với ngón tay vì sợ máy quá to nên rơi.

Bên cạnh đó, các thông số của Sony cũng rất ổn. Máy dày gần 8 mm, nặng 137,4 gram. Nói chung, Xperia XA cầm không quá nặng, không quá nhẹ, không quá dày, cũng không quá mỏng. Mọi thứ xuất hiện trên chiếc smartphone tầm trung của Sony rất cân đối, đúng theo gu “con gái phải múp múp mới chịu”.

Sony Xperia XA cũ của Sony trong năm nay có rất nhiều đường cong, từ phần khung viền bo cong giúp trải nghiệm cầm tay không bị cấn, mặt lưng bo cong giúp cầm nắm ôm tay hơn, mặt kính trước bo cong giúp trải nghiệm vuốt, chạm, cảm ứng trên màn hình máy thêm phần mượt mà. Nhưng…

Tin chắc rằng, bạn sẽ phải đồng ý với tôi là cạnh trên và dưới của máy quá dày. Nên nhớ, phím điều hướng của Sony Xperia XA cũ đã được đặt trong màn hình, máy không có nút Home cứng, càng không có cảm biến vân tay. Tôi tự hỏi, lý do gì khiến Sony quyết định bỏ lại cạnh trên và dưới trống trải, vô nghĩa tới vậy?

Trên đời này vốn không có gì là hoàn hảo. Do đó, sẽ rất dễ hiểu nếu như Sony Xperia XA cũ được đánh giá cao về thiết kế, trong khi cấu hình và nhất là thời lượng pin lại tỏ ra đuối sức. Thật vậy, sự phát triển ồ ạt của các smartphone Trung Quốc giá rẻ đã khiến điện thoại chính hãng tại Việt Nam trở thành “trò lố”.

Nếu như chỉ với 3 – 4 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu cho mình một chiếc smartphone xuất xứ Trung Quốc chạy vi xử lý MediaTek Helio X10 – xếp vào hạng trâu bò hiện nay, thì với Sony Xperia XA cũ giá gần 4 triệu, chúng ta chỉ có MediaTek Helio P10 kém hơn cả về tốc độ xử lý lẫn hiệu năng đồ họa khi chơi game.

Còn lại, bộ nhớ RAM dừng lại ở 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, có hỗ trợ thẻ nhớ, không tích hợp cảm biến vân tay vẫn chưa đủ “đô” để gây ấn tượng. Nhìn chung, Sony Xperia XA cũ sinh ra không dành cho đối tượng người dùng cần một chiếc smartphone cơ bắp, chiến game khỏe, hay đa nhiệm quá nhiều ứng dụng.

Bù lại, màn hình của Sony Xperia XA cũ có chất lượng hiển thị khá tốt, với lợi thế là màn hình không bị ám màu, độ sáng cao, độ tương phản cao. Dù chưa có nhiều thời gian để so sánh màn hình của Xperia XA và Xperia X, nhưng tôi có cảm giác chiếc smartphone tầm trung của Sony cho chất lượng hiển thị tốt hơn cả Xperia X.

Xperia XA cũ lại khá “hẻo”. Dù cho máy chỉ sở hữu màn hình kích thước 5 inch, độ phân giải HD, nhưng viên pin nhõn 2.300 mAh của Xperia XA cũng không thể trụ quá 5 giờ sử dụng liên tục. Nhìn chung, thời lượng pin ít ỏi chính là điểm yếu lớn nhất của Sony Xperia XA lần này.

Còn lại, phần mềm trên máy khá ổn, vẫn có App Drawer truyền thống của Android, giao diện và thanh thông báo của Sony Xperia XA cũ hướng tới Android gốc nhiều hơn – đơn giản và hiệu quả. Ngoại trừ một số ứng dụng do chính Sony phát triển, Xperia XA cũng không cài cắm quá nhiều ứng dụng của các bên thứ 3.

Cả camera trước và sau của Sony Xperia XA cũ đều sở hữu số chấm rất cao. Camera trước đạt 8 MP, camera sau 13 MP, chung khẩu độ f/2.0. Khả năng chụp hình của Xperia XA đạt trên mức trung bình, nghĩa là nhỉnh hơn các smartphone Trung Quốc giá rẻ, nhưng chưa hẳn xuất sắc, nói chung là ổn so với tầm giá.

Camera sau của Sony Xperia XA cũ có độ chi tiết cao, ít khi bị nhiễu trong điều kiện chụp hình thiếu sáng, màu sắc tốt, khả năng cân bằng sáng tối tốt ngay cả khi không bật chế độ HDR. Điểm yếu duy nhất của camera này đó là cho ra ảnh chụp hơi có xu hướng ngả màu xanh, khiến ảnh chụp bị lạnh ngay cả khi ở điều kiện nắng to.

Còn lại, khả năng chụp đêm của Sony Xperia XA cũ cũng không khá hơn các smartphone tới từ Trung Quốc là mấy. Ngoài ra, chế độ chụp hình auto cũng không có tùy chọn HDR, buộc lòng chúng ta phải chuyển sang chế độ chỉnh tay để bật / tắt tùy chọn này, tỏ ra khá bất tiện với những ai mới dùng smartphone.

Với hiệu năng đủ dùng, cộng thêm lợi thế về ngoại hình, Sony Xperia XA cũ phù hợp hơn với người dùng văn phòng, vốn chỉ cần tới một chiếc điện thoại đẹp, sang trọng, ngày thường lướt web, check mail, lượn lờ Facebook, thỉnh thoảng chơi một vài game nhẹ nhàng, chụp đôi ba tấm ảnh selfie để khoe với bạn bè.

Bình luận về bài viết này